+ 84 24 3974 3091

BẢN TIN THÁNG 6/2021

6/14/2021           |      In      Gửi cho bạn bè

BẢN TIN THÁNG 6/2021
BẢN TIN THÁNG 6/2021

 

04 CÂU HỎI VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG THỜI GIAN COVID-19 MÀ CÁC DOANH NGHIỆP

CẦN BIẾT CÂU TRẢ LỜI

Đại dịch Covid-19 đã gây ra những tác động tiêu cực chưa từng có đến nền kinh tế- xã hội hoàn thế giới. Cho đến thời điểm hiện tại, Covid-19 vẫn tiếp tục xuất hiện các biến thể mới và hậu quả của nó vẫn còn rất nặng nề, đặc biệt đối với các doanh nghiệp.

Trước diễn biến phức tạp và tác động tiêu cực của đại dịch Covid, các doanh nghiệp phải gồng mình chống chọi để duy trì hoạt động kinh doanh. 1 số doanh nghiệp không thể trụ vững đã phải giải thể, số còn lại phải đứng trước 2 sự lựa chọn để có thể tiếp tục tồn tại: Cắt giảm nhân sự hoặc cắt giảm tiền lương.

Khi lựa chọn giữ nguyên lực lượng nhân sự, câu hỏi tiếp theo cho doanh nghiệp là cắt giảm tiền lương như thế nào là đúng luật?

Faro Việt Nam xin đưa ra 4 vấn đề về tiền lương trong thời gian Covid-19 mà các Doanh nghiệp cần biết để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mình cũng như tránh những rủi ro về mặt pháp lý:

1.Doanh nghiệp có được phép giảm lương của nhân viên khi nhân viên làm việc ở nhà (WFH) do tình hình Covid-19 không?

Trong năm 2020, để có thể thực hiện giải pháp phòng chống dịch một cách quyết liệt, nghiêm túc và triệt để, nhiều Doanh nghiệp đã phải triển khai mô hình làm việc tại nhà (WFH) cho nhân viên. Những tưởng mô hình làm việc này chỉ phải áp dụng cho năm 2020 nhưng đến thời điểm hiện tại nhiều doanh nghiệp lại 1 lần nữa phải tiếp tục triển khai. Vậy doanh nghiệp có được phép giảm lương khi cho nhân viên làm việc tại nhà hay không?

Theo nguyên tắc trả lương tại khoản 1 Điều 94 BLLĐ năm 2019, doanh nghiệp phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động.

Trong đó, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác (khoản 1 Điều 90 BLLĐ năm 2019)

Vì vậy, nếu làm việc ở nhà nhưng vẫn hoàn thành tốt công việc được giao thì người lao động phải được nhận đủ tiền lương theo thỏa thuận.

2. Doanh nghiệp có được chậm trả lương vì lý do Covid-19?

Nguyên tắc trả lương cho NLĐ được thực hiện theo quy định tại Điều 94 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể:

Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động.

Như vậy, doanh nghiệp có nghĩa vụ trả lương đúng hạn cho NLĐ. Trường hợp vì lý do bất khả kháng thì doanh nghiệp được quyền trả lương chậm nhưng không quá 30 ngày.

Lưu ý: Nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì doanh nghiệp phải đền bù cho NLĐ một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người doanh nghiệp mở tài khoản trả lương cho NLĐ công bố tại thời điểm trả lương.

3. NLĐ không thể trực tiếp nhận lương nên doanh nghiệp có quyền không trả lương hoặc giảm lương?

Theo khoản 1 Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 thì trường hợp NLĐ không thể nhận lương trực tiếp thì doanh nghiệp có thể trả lương cho người được NLĐ ủy quyền hợp pháp. Ngoài ra, nếu NLĐ không thể trực tiếp nhận tiền lương bằng hình thức tiền mặt thì doanh nghiệp có thể trả lương qua tài khoản ngân hàng theo quy định tại khoản 2 Điều 96 BLLĐ 2019.

4. Ngừng việc vì giãn cách xã hội, phong tỏa, cách ly tập trung NLĐ có được trả lương?

Căn cứ theo Điều 99 Bộ luật Lao động 2019, việc trả lương ngừng việc cho NLĐ sẽ được thực hiện như sau:

Đối với trường hợp NLĐ ngừng việc do phải đi cách ly tập trung, giãn cách xã hội hoặc bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì tiền lương của NLĐ trong thời gian ngừng việc sẽ do thỏa thuận theo quy định sau:

+ Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;

+ Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

 

Trong giai đoạn khó khăn này, mỗi cá nhân NLĐ nên thông cảm và đồng hành cùng với Doanh nghiệp của mình san sẻ khó khăn để cùng nhau sớm vượt qua. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp hay NSDLĐ cũng cần quan tâm đến đời sống nhân viên, thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc cắt giảm lương của nhân viên, tránh gây nên tâm lý bất ổn cho nhân viên.

---------------------------------------------------------------

Liên hệ Faro Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ các vấn đề về nhân sự và tiền lương trong mùa dịch Covid-19

📧 service.vn@farorecruitment.com

☎ + 84 24 3974 3091 (Văn phòng Hà Nội) / + 84 28 3821 4654 (Văn phòng Hồ Chí Minh)

 

>>Xem bản Tiếng Anh của bài viết này tại đây!



Bài đăng ưu tiên

Doanh nghiệp cần thiết lập cho mình một “trạng thái bình thường mới” như thế nào để có thể sống chung với dịch Covid-19?

Doanh nghiệp cần thiết lập cho mình một “trạng thái bình thường mới” như thế nào để có thể sống chung với dịch Covid-19?

8/21/2020

Tháng 5-2020, tưởng như đã cơ bản khống chế được đại dịch Covid-19, Việt Nam và nhiều quốc gia khác kêu gọi người dân bước vào trạng thái bình thường mới., nhưng với làn sóng Covid đợt 2 trong tháng 7 vừa qua, các Doanh nghiệp lại 1 lần nữa phải gồng mình lên để chủ động, tỉnh táo hơn trước những đột biến bất ngờ, vàđể không bị quật ngã.

Đọc tiếp

Bản tin tháng 6

Bản tin tháng 6

6/8/2020

Cắt nhân sự, giảm lương vốn được coi là quyết định không mong muốn của mỗi chủ doanh nghiệp. Trong cảnh ảnh hưởng dịch bệnh như hiện nay thì quyết định này còn khó khăn hơn rất nhiều. Vậy các lãnh đạo đã thực hiện các quyết định đầy áp lực này như thế nào?

Đọc tiếp

Tìm kiếm

Danh mục

Tags


Follow us