+ 84 24 3974 3091

Bản tin tháng 6

6/8/2020           |      In      Gửi cho bạn bè

Bản tin tháng 6
Bản tin tháng 6

CẮT LƯƠNG, GIẢM NHÂN SỰ - NHỮNG NỖI ĐAU KHÔNG CỦA RIÊNG AI!

Những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trong thời gian vừa qua đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp. Theo kết quả khảo sát nhanh của VCCI, đại dịch Covid-19 đã gây tác động nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Gần 85% doanh nghiệp cho biết, dịch bệnh đã làm cho thị trường tiêu thụ của họ bị thu hẹp, gần 60% bị thiếu vốn và đứt dòng tiền kinh doanh. Có 40% doanh nghiệp cho biết thiếu nguyên liệu và 43% phải thu hẹp quy mô lao động do thiếu việc làm. 82% cho rằng doanh thu năm 2020 của họ sẽ bị sụt giảm so với năm 2019, trong đó 30% doanh nghiệp dự báo có thể tụt giảm tới 30 - 50% và 22% sẽ tụt giảm trên 50%.

Cắt nhân sự, giảm lương vốn được coi là quyết định không mong muốn của mỗi chủ doanh nghiệp. Trong bối cảnh ảnh hưởng dịch bệnh như hiện nay thì quyết định này còn khó khăn hơn rất nhiều. Vậy các lãnh đạo đã thực hiện các quyết định đầy áp lực này như thế nào?

Lãnh đạo gửi tâm thư, nhân viên đồng cảm

Mới đây, chủ tịch một tập đoàn trong lĩnh vực cơ điện thuộc top 3 tại Việt Nam đã viết bức tâm thư gửi toàn bộ nhân viên. Nội dung bức thư có đoạn:

“Tập đoàn có thể lựa chọn sa thải những nhân sự tại các dự án tạm thời dừng hoạt động, thậm chí đã dừng hoạt động từ 6 tháng trước; Hoặc cũng có thể sa thải những vị trí nhân sự đang thực sự không cần thiết cho tập đoàn trong năm 2020… Chúng ta có nhiều hơn một cách để sa thải nhân sự hơn là lựa chọn cắt giảm lương của toàn bộ tổ chức. Tuy nhiên, tôi tự hỏi khi chúng ta sa thải đưa những con người đã từng gắn bó ra khỏi tổ chức, với bối cảnh dịch bệnh hiện tại không biết họ sẽ đi đâu, làm gì để kiếm việc mới, lo cho gia đình của họ. Vì vậy trong giai đoạn hiện tại, với tư cách lãnh đạo, tôi quyết định giảm 50% lương các vị trí quản lý và chỉ huy trưởng công trình; Giảm 30% lương đối với cán bộ kỹ thuật. Quyết định này sẽ có hiệu lực trong 3 tháng. Căn cứ vào tình hình tháng 6, chúng ta sẽ đưa ra phương hướng giải pháp tiếp theo”.

Ngay lập tức, những dòng thư trên đã tạo hiệu ứng, lan tỏa khích lệ tinh thần của nhân viên. Chia sẻ về quyết định cắt giảm lương, một cán bộ kỹ thuật của tập đoàn này cho hay: “Không ai muốn điều đó xảy ra, tuy nhiên trong bối cảnh khó khăn chung, tôi thực sự cũng không biết cuộc sống của những đồng nghiệp của tôi sẽ ra sao nếu họ bị cho thôi việc sau khi đã gắn bó với công ty trong thời gian dài…”.

Đặt chữ “Nhân” lên hàng đầu khi ra các quyết định

Để có thể tồn tại, nhiều doanh nghiệp đã phải đưa ra quyết định cắt nhân sự, giảm lương mặc dù biết rằng quyết định đó sẽ đẩy cuộc sống của nhân viên vào hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh vẫn chưa hoàn toàn kiểm soát được. Hơn lúc nào hết, doanh nghiệp cần linh hoạt trong các quyết định về nhân sự và đặt chữ “Nhân” lên hàng đầu như lời chia sẻ của 1 giám đốc nhân sự: “Trong hoàn cảnh bình thường thì các doanh nghiệp sẽ có nhiều thời gian đưa ra phương pháp, kế hoạch để thay đổi về nhân sự. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện tại lại cần có sự linh hoạt và tính ứng biến cao đáp ứng yêu cầu tối ưu hóa quy mô, cơ cấu quỹ lương. Nếu như những tập đoàn, doanh nghiệp quy mô lớn, quỹ lương có thể đủ sức để ứng phó trong trường hợp giảm doanh thu đột ngột từ 2 - 3 tháng thì những doanh nghiệp vừa và nhỏ lại chịu rất nhiều áp lực, do đó quyết định nhân sự phải được đưa ra rất nhanh trong 1 ngày, thậm chí trong 1 giờ”. 
 
Trong lúc này, chúng ta không thể có bài toán chung về nhân sự cho tất cả, tùy từng hoàn cảnh, có thể quyết định sa thải nhân sự, giảm lương hay thay đổi dịch vụ cho phù hợp. Tuy nhiên, bất cứ quyết định nào cũng phải đối mặt với việc lựa chọn cách tiến hành gây ít tiêu cực nhất cho tâm lý cũng như cuộc sống của nhân viên. “Chúng ta không thể đơn giản gọi nhân viên tới tuyên bố cho họ nghỉ việc vì lý do tài chính khó khăn. Thay vào đó, hãy chọn cách có thể đối thoại với người lao động, cởi mở những gì chúng ta đang phải suy nghĩ và lo lắng. Khi tâm của người lãnh đạo được trao đi sẽ nhận lại sự đồng cảm từ phía người lao động. Ngoài ra trong trường hợp quỹ lương còn có thể thì nên hỗ trợ phần nào cho nhân sự bị sa thải để họ vượt qua giai đoạn khó khăn, đi tìm công việc khác”, vị giám đốc nhân sự chia sẻ.
 
Cắt giảm nhân sự là điều không mong muốn của bất cứ doanh nghiệp nào nhưng trong những tình huống cần thiết nó bắt buộc phải xảy ra. Và khi nó xảy ra thì Chúng ta phải đối diện với nó như thế nào mới là điều quan trọng nhất. Chuẩn bị tâm thế để đối diện và lựa chọn cho mình những phương án xử lý tích cực nhất là điều mà không phải doanh nghiệp nào cũng làm được.
  • Hãy cùng đón đọc bản tin tiếp theo của Faro Việt Nam với chủ đề “ Các vấn đề Doanh nghiệp có thể gặp phải khi cắt giảm nhân sự” để cùng giải đáp những vấn đề đầy trăn trở này.

-------------------------------------------------------------------------------------------

Hãy liên hệ với Chúng tôi để chia sẻ những gánh nặng nhân sự bạn đang phải gánh chịu!

Email: service.vn@farorecruitment.com

Điện thoại:  + 84 24 3974 3091 (Văn phòng Hà Nội) / + 84 28 3821 4654 (Văn phòng Hồ Chí Minh)

 



Bài đăng ưu tiên

BẢN TIN THÁNG 6/2021

BẢN TIN THÁNG 6/2021

6/14/2021

Faro Việt Nam xin đưa ra 4 vấn đề về tiền lương trong thời gian Covid-19 mà các Doanh nghiệp cần biết để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mình cũng như tránh những rủi ro về mặt pháp lý

Đọc tiếp

Doanh nghiệp cần thiết lập cho mình một “trạng thái bình thường mới” như thế nào để có thể sống chung với dịch Covid-19?

Doanh nghiệp cần thiết lập cho mình một “trạng thái bình thường mới” như thế nào để có thể sống chung với dịch Covid-19?

8/21/2020

Tháng 5-2020, tưởng như đã cơ bản khống chế được đại dịch Covid-19, Việt Nam và nhiều quốc gia khác kêu gọi người dân bước vào trạng thái bình thường mới., nhưng với làn sóng Covid đợt 2 trong tháng 7 vừa qua, các Doanh nghiệp lại 1 lần nữa phải gồng mình lên để chủ động, tỉnh táo hơn trước những đột biến bất ngờ, vàđể không bị quật ngã.

Đọc tiếp

Tìm kiếm

Danh mục

Tags


Follow us