+ 84 24 3974 3091

Doanh nghiệp cần thiết lập cho mình một “trạng thái bình thường mới” như thế nào để có thể sống chung với dịch Covid-19?

8/21/2020           |      In      Gửi cho bạn bè

Doanh nghiệp cần thiết lập cho mình một “trạng thái bình thường mới” như thế nào để có thể sống chung với dịch Covid-19?
Doanh nghiệp cần thiết lập cho mình một “trạng thái bình thường mới” như thế nào để có thể sống chung với dịch Covid-19?

Trong làn sóng Covid đợt 1, theo Tổng cục thống kê, tính từ đầu năm đến hết tháng 4 có khoảng 5.300 doanh nghiệp đăng thông báo giải thể và gần 5.800 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể với cơ quan thuế. Cũng trong bốn tháng đầu năm có hơn 5.000 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.

Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tập trung nhiều nhất ở các lĩnh vực: bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy; thứ hai là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Tiếp đó là nhiều doanh nghiệp trong ngành xây dựng; khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn thiết kế, quảng cáo; dịch vụ lưu trú và ăn uống; dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng, các dịch vụ hỗ trợ khác và kinh doanh bất động sản…

 Tháng 5-2020, tưởng như đã cơ bản khống chế được đại dịch Covid-19, Việt Nam và nhiều quốc gia khác kêu gọi người dân bước vào trạng thái bình thường mới., nhưng với làn sóng Covid đợt 2 trong tháng 7 vừa qua, các Doanh nghiệp lại 1 lần nữa phải gồng mình lên để chủ động, tỉnh táo hơn trước những đột biến bất ngờ, và để không bị quật ngã.

1. Các xu hướng chuyn dch trong trng thái bình thướng mi hin nay

Tùy lĩnh vực sản xuất – kinh doanh mà sự thay đổi diễn ra nhanh hay chậm, sâu hay rộng, tuy nhiên chúng ta có thể nhận thấy có 3 xu hướng lớn hiện nay đang diễn ra:

  • Làm vic t xa qua các nn tng trc tuyến và h thng ni b ca doanh nghip s tr thành chun mc mi

Nhân viên Google và Facebook được thông báo họ sẽ tiếp tục làm việc ở nhà đến năm 2021. Nhiều tập đoàn lớn khác như Amazon và Capital One cũng yêu cầu tương tự đối với nhân viên cho đến tháng 9.2020. Đúc rút kinh nghiệm từ Covid-19, rất nhiều doanh nghiệp cũng sẽ đẩy mạnh xu thế này trong thời gian tới.

  • Cơ hội của nhóm sống sót

Một số ít lĩnh vực như sản xuất khẩu trang, vật tư y tế và lương thực đón nhận đơn hàng phát sinh từ các khu vực đang chống chọi căng thẳng với đại dịch bệnh như châu Âu và Mỹ. Đại dịch càng thúc đẩy các nhà đầu tư tương lai trong làn sóng dịch chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á. Ngoài ra, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và khối châu Âu (EVFTA) sắp được phê chuẩn, sẽ mang lại tiềm năng cho nền kinh tế Việt Nam so với các nước trong khu vực.

Chỉ các công ty thích nghi tốt cùng với chuỗi cung ứng linh hoạt hay “chịu chi” sẽ là nhóm còn sống sót. Biti's nhanh chóng thay đổi danh mục sản phẩm để theo kịp xu hướng mới của thị trường, cho ra mắt dòng sản phẩm giày mới với thông điệp cổ vũ cuộc chiến chống đại dịch - “Không ai bị bỏ lại”. Samsung đã phải vận chuyển bằng đường hàng không các linh kiện điện tử từ Trung Quốc sang các nhà máy tại Việt Nam.

Các doanh nghiệp chuyển sang phát triển các kênh bán hàng trực tuyến phục vụ “nền kinh tế ở nhà” khi các nhu cầu phát sinh từ dạy học trực tuyến, chơi game và xem phim, ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa, mua sắm hộ,… Bên cạnh đó, nhu cầu đột biến về giao hàng tại nhà tại thời điểm cách ly xã hội cũng kéo theo một lượng nhu cầu tuyển dụng nhân sự nhất định ở các doanh nghiệp trong lĩnh vực giao hàng chặng cuối.

  • Kinh doanh gn vi trách nhim xã hi

Bắt nhịp sớm với xu thế thúc đẩy bền vững của doanh nghiệp (corporate sustainability) trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư. Xu hướng này tập trung vào tìm kiếm giá trị dài hạn cho chủ sở hữu và các bên liên quan, thông qua chiến lược kinh doanh gắn với trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường, đạo đức kinh doanh (ESG).

Trước tình hình đại dịch Covid trong thời gian vừa qua, thấu hiểu những khó khăn của các Doanh nghiệp khi phải cắt giảm nhân sự  Faro Việt Nam đã cho ra đời dịch vụ hỗ trợ trước, trong và sau quá trình cắt giảm nhân sự. Các dịch vụ này không chỉ tập trung vào lợi ích của doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp có thể hỗ trợ được các nhân viên mất việc tìm thấy một hướng đi mới trong sự nghiệp, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn!

Tham khảo Dịch vụ tư vấn quy trình chấm dứt HĐLĐ của Faro Việt Nam

Tham khảo Dịch vụ Tư vấn nghề nghiệp và Tư vấn tìm việc mới của Faro Việt Nam

2. Các chiến lước ngắn hạn và dài hạn cho Doanh nghiệp để tồn tại trong trạng thái bình thường mới

Hãy liên hệ với Faro Việt Nam để chia sẻ những gánh nặng nhân sự bạn đang phải gánh chịu!

Email: service.vn@farorecruitment.com

Điện thoại:  + 84 24 3974 3091 (Văn phòng Hà Nội) / + 84 28 3821 4654 (Văn phòng Hồ Chí Minh)

 



Bài đăng ưu tiên

BẢN TIN THÁNG 6/2021

BẢN TIN THÁNG 6/2021

6/14/2021

Faro Việt Nam xin đưa ra 4 vấn đề về tiền lương trong thời gian Covid-19 mà các Doanh nghiệp cần biết để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mình cũng như tránh những rủi ro về mặt pháp lý

Đọc tiếp

Bản tin tháng 6

Bản tin tháng 6

6/8/2020

Cắt nhân sự, giảm lương vốn được coi là quyết định không mong muốn của mỗi chủ doanh nghiệp. Trong cảnh ảnh hưởng dịch bệnh như hiện nay thì quyết định này còn khó khăn hơn rất nhiều. Vậy các lãnh đạo đã thực hiện các quyết định đầy áp lực này như thế nào?

Đọc tiếp

Tìm kiếm

Danh mục

Tags


Follow us